Cùng với sự phát triển chung của đất nước, năm 2022, các cấp Hội LHPN Việt Nam và phụ nữ cả nước đã kiên cường, vượt khó trong triển khai hoàn thành tốt công tác Hội, đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Năm 2022, trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát tốt, Việt Nam đươc đánh giá dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về đà phục hồi sau đại dịch Covid-19 (đứng thứ 8 thế giới). Tình hình kinh tế-xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng với nhiều điểm sáng nổi bật.
Các hoạt động văn hóa-xã hội tiếp tục diễn ra sôi động; nhiều sự kiện lớn, mang ý nghĩa quan trọng được tổ chức chu đáo, trang trọng, ý nghĩa. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai toàn diện và hiệu quả; quốc phòng, an ninh, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, năm 2022, các cấp Hội LHPN Việt Nam và các tầng lớp phụ nữ cả nước đã kiên cường, vượt khó, triển khai hoàn thành tốt công tác Hội và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
1. Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII
Đại hội diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với sự nỗ lực vượt bậc của các cấp Hội, cán bộ, hội viên phụ nữ cả nước. Được đánh giá là Đại hội của sự đổi mới cả nội dung đến khâu tổ chức đại hội: Văn kiện Đại hội chuẩn bị sớm, lấy ý kiến của các cấp Hội; đổi mới trong tổ chức thảo luận tại ĐH kết hợp thảo luận tập trung tại 5 Trung tâm theo 05 chủ đề với thảo luận theo đoàn đại biểu, đã đề xuất hơn 5.700 sáng kiến đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em và đã xác định 260 hoạt động cụ thể để triển khai nghị quyết.
Đại hội ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế văn bản giấy; công tác tuyên truyền Đại hội với gần 500 tin, bài tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội; các hoạt động bên lề đại hội đa dạng, thiết thực: khai mạc triển lãm “Hội LHPN Việt Nam – viết tiếp những ước mơ”, phát động nhắn tin đồng hành cùng phụ nữ biên cương, thưởng thức chương trình nghệ thuật “Tinh hoa Bắc bộ”.
Ngay sau khi Đại hội, Trung ương Hội tổ chức Hội nghị tập huấn (trực tiếp và trực tuyến) kết nối với trên 4.000 điểm cầu, 60.000 cán bộ Hội từ Trung ương đến các cấp Hội trong cả nước tham dự.
2. Các hoạt động thiết thực chào mừng thành công Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII
Thay vì tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng thuần túy như trước đây, TW Hội đã hướng dẫn các tỉnh, thành Hội phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước hưởng ứng thực hiện 03 nội dung: hưởng ứng Tuần lễ áo dài, trồng cây xanh và nhắn tin ủng hộ đồng hành cùng phụ nữ biên cương đạt được kết quả đáng ghi nhận: với hơn 9,2 nghìn công trình và 6,6 triệu cây xanh được trồng (gấp 51 lần chỉ tiêu ban đầu đề ra); nhắn tin ủng hộ chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đạt gần 19 tỉ đồng; “Tuần lễ áo dài” được đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ trên cả nước tích cực hưởng ứng, nhiều sự kiện tôn vinh giá trị áo dài, Hội thi duyên dáng áo dài, trao tặng áo dài cho phụ nữ khó khăn.
3. Hội nghị Thủ tướng đối thoại với Phụ nữ Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm thành lập Hội và Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, TW Hội đã tham mưu tổ chức Hội nghị đối thoại của Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Đối thoại là dịp để chị em phụ nữ và các cấp Hội bày tỏ nguyện vọng, kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm, tạo điều kiện phát huy vai trò, sự đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển chung của đất nước. Các kiến nghị, đề xuất được các cấp Hội tổng hợp từ ý kiến của dông đảo hội viên, phụ nữ, tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn: (1) Phụ nữ với phát triển kinh tế; (2) Phụ nữ và các vấn đề an sinh xã hội, bình đẳng giới; (3) Phụ nữ và thế hệ tương lai. Qua đối thoại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan tổng hợp đầy đủ các ý kiến, rà soát lại toàn bộ chính sách về bình đẳng giới, chính sách đối với phụ nữ để tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Sau Hội nghị, Đoàn Chủ tịch TW Hội đã gửi báo cáo kết quả Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với phụ nữ Việt Nam và một số đề xuất, kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ để có căn cứ chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện kết luận tại Hội nghị.
4. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống
Hoạt động giáo dục truyền thống được các cấp Hội đẩy mạnh trong các sự kiện, ngày lễ của đất nước, của địa phương và của Hội. Điểm mới trong các hoạt động giáo dục truyền thống đó là thay đổi cách tiếp cận và hình thức giáo dục như: Tuyên truyền kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua tri ân hình tượng “Người Mẹ làng Sen”; Giáo dục lý tưởng cách mạng thông qua tôn vinh vai trò của nữ chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày; Chú trọng tổ chức giáo dục truyền thống Hội, truyền thống phụ nữ thông qua các hoạt động kỷ niệm ngày sinh, ngày ngày mất của các bậc tiền bối cách mạng; Tăng cường kết nối để sưu tầm, tiếp nhận và trưng bày hiện vật lịch sử tại Bảo tàng PNVN.
Qua đó, Hôij mong muốn giáo dục truyền thống Cách mạng cho các thế hệ phụ nữ Việt Nam; khơi dậy ý chí, khát vọng, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, tiếp tục phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5. Triển khai thực hiện Dự án 8 – Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình DTTS &MN)
Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai Dự án giai đoạn 1 : từ năm 2021 đến năm 2025 và năm 2022, kế hoạch chỉ đạo điểm dự án cấp TW tới các địa phương; thành lập Ban Điều hành Dự án 8 Trung ương để tạo cơ chế phối hợp chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án từ cấp Trung ương.
Sau 1 năm triển khai thực hiện đã đạt được các kết quả bước đầu, đặc biệt là các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp.
6. Kỷ niệm Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam và Năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia, Campuchia – Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết 18 của Ban chấp hành trung ương Hội về hội nhập quốc tế, các cấp Hội đã tổ chức nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân, trong đó nổi bật là chuỗi hoạt động chính trị đối ngoại quan trọng:
(1) Đón đoàn đại biểu cấp cao Hội LHPN Lào thăm hữu nghị Việt Nam (7/2022); Tổ chức Lễ kỷ niệm Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào. Nhân dịp này, đánh giá việc thực hiện Thỏa thuận Hợp tác giai đoạn 2017-2022 và ký kết giai đoạn 2022-2027 giữa hai Hội và trao Huân, Huy chương của Nhà nước Việt Nam cho một số tập thể, cá nhân của Hội LHPN Lào có thành tích xuất sắc trong quan hệ hai nước
(2) Tổ chức đoàn cấp cao thăm hữu nghị Campuchia (7/2022), đánh giá việc thực hiện Thỏa thuận Hợp tác giai đoạn 2017-2022 và ký kết giai đoạn 2022-2027 giữa Hội Phụ nữ hai nước.
(3) Tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ Việt Nam – Lào – Campuchia hội nhập, hợp tác vì phát triển xanh và bền vững trong một thế giới có COVID-19” .
(4) Tổ chức thành công khóa đào tạo cho 35 cán bộ phụ nữ Lào tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (9-11/2022).
(5) Thúc đẩy, hỗ trợ hợp tác giữa Hội Phụ nữ hai nước với công ty Intraco về cung cấp bếp đun và bình lọc nước cho phụ nữ hai nước.
(6) Hội LHPN các tỉnh/thành phố phối hợp với Hội LHPN Lào và Hội PN Campuchia vì Hoà bình các tỉnh giáp biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa.
Các hoạt động chính trị đối ngoại đã tạo dấu ấn và góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Hội LHPN Việt Nam với Hội Phụ nữ hai nước Lào và Campuchia, đã đóng góp vào giao lưu nhân dân giữa Việt Nam với hai nước bạn trong Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào, năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia 2022.
7. Phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình (sửa đổi)
Hội đã thực hiện nhiều hoạt động trong quá trình tham gia góp ý, phản biện xã hội đối với dự thảo luật. Huy động nguồn lực tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học, các hội thảo chuyên gia, hội thảo tại 3 khu vực, 62 tỉnh/thành tổ chức các hoạt đông góp ý dự thảo luật; TW Hội chủ trì tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) ; ban hành 5 văn bản góp ý dự thảo Luật gửi Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra; xây dựng tài liệu góp ý dự thảo Luật của Hội gửi tới 63 Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Hội với tư cách là đại biểu Quốc hội đã tham gia ý kiến thảo luận tại tổ và phát biểu tại Hội trường. Một số ý kiến đã được tiếp thu như xác định các hành vi bạo lực đảm bảo bao quát hơn các dạng thức của bạo lực; nguyên tắc về chống phân biệt đối xử, định kiến, các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình, trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam trong phòng, chống bạo lực gia đình.
8. Tổ chức Hội thi dân vũ trực tuyến trong hệ thống Hội
Đây là hoạt động thiết thực góp phần chăm lo đời sống tinh thần và nâng cao thể chất cho chị em phụ nữ cả nước, đặc biệt là trong bối cảnh hậu Covid-19, trở thành phong trào quần chúng có sức lan tỏa rộng khắp. Tại nhiều địa phương, dân vũ được duy trì thường xuyên đã trở thành sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Sau gần 3 tháng triển khai, Hội thi dân vũ trực tuyến đã thu hút đông đảo cán bộ Hội LHPN các cấp và các đơn vị trực thuộc, các câu lạc bộ, tổ, nhóm phụ nữ dân vũ rèn luyện thể dục, thể thao ở 100% Hội LHPN các tỉnh, thành, đơn vị tham gia hưởng ứng.
Từ 260 tiết mục dự thi của 65 tỉnh, thành, đơn vị trực thuộc, Ban Giám khảo đã lựa chọn 60 bài thi lọt vào Vòng sơ khảo cấp toàn quốc; chọn được 30 bài dự thi xuất sắc vào vòng Chung kết. Kết quả: có 12 đội được trao giải Chuyên đề và 21 giải cuộc thi gồm: 01 giải Đặc biệt, 02 giải Nhất, 03 giải Nhì, 10 giải Ba, 05 giải Khuyến khích.[MHN1]
Hội thi đã được cấp ủy, chính quyền ghi nhận và đánh giá cao; góp phần thu hút, tập hợp, vận động phụ nữ tham gia hoạt động Hội, thúc đẩy phát triển phong trào/CLB dân vũ rèn luyện sức khỏe; tổ chức đồng diễn dân vũ với quy mô lớn được trình diễn tại nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch lớn của các địa phương.
9. Tổ chức tài chính vi mô Tình Thương – TYM được tôn vinh trong khuôn khổ Giải thưởng Tài chính vi mô Châu Âu 2022
Thực hiện định hướng của Hội LHPN Việt Nam về Tài chính toàn diện, trong năm 2022, TYM đã có nhiều chính sách nhằm gia tăng lợi ích và thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ là khách hàng và cán bộ TYM. Giải thưởng tài chính vi mô Châu Âu – EMA[WU2] là giải thưởng danh tiếng được tổ chức thường niên, do Bộ Ngoại giao Luxembourg, Mạng lưới Tài chính vi mô Châu Âu (e-MFP) và Mạng lưới Tài chính toàn diện Luxembourg (InFiNe.Iu) phối hợp với Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) tổ chức nhằm tôn vinh, chia sẻ và nhân rộng các thực tiễn tốt nhất trong ngành tài chính, đặc biệt tài chính toàn diện. Năm 2022, chương trình tập trung vào chủ đề “Tài chính toàn diện cho phụ nữ” và đã thu hút sự tham gia của 88 tổ chức đến từ 47 quốc gia trên thế giới.
10. Chương trình “Mẹ đỡ đầu”
Là chương trình mang ý nghĩa nhân văn, thiết thực được triển khai sâu rộng trong toàn quốc. Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Hội khởi xướng đã nhận được sự đánh giá cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, các đơn vị, tổ chức và các cá nhân đồng hành cùng với tổ chức Hội.
Sau 1 năm thực hiện, các cấp Hội đã vận động, kết nối, hỗ trợ, đỡ đầu cho hơn 16.600 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có gần 3.000 trẻ mồ côi do covid-19 với tổng số tiền trên 87 tỷ đồng, qua đó, góp phần lan tỏa giá trị nhân văn, truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” thể hiện rõ phẩm chất, tấm lòng bao dung, nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam, truyền đi thông điệp nhân ái giúp các em được sống yên ấm và trưởng thành trong sự quan tâm, chia sẻ, yêu thương của cộng đồng.
Nguồn: Phunuvietnam.vn