TẬP HUẤN CHO HỘI PHỤ NỮ CẤP XÃ VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ – TẦM QUAN TRỌNG VÀ SỰ CẤP THIẾT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

26/07/2018

Quý II vừa qua, TYM đã tổ chức các lớp tập huấn về tài chính vi mô, tìm hiểu về hoạt động của TYM cho cán bộ Hội LHPN các xã/phường/thị trấn – nơi đang triển khai hoạt động của TYM.

Chi nhánh Vĩnh Phúc tổ chức đào tạo cho Hội phụ nữ xã tháng 5 năm 2018 – nguồn: bộ phận đào tạo – phòng Tổ chức đào tạo

Với vai trò, chức năng đại diện và chăm lo cho quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trong những năm vừa qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội LHPN Việt Nam) đã chỉ đạo và triển khai các hoạt động nằm trong định hướng, chiến lược tài chính vi mô của Hội đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Hoạt động này nhằm giúp phụ nữ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn có cơ hội tiếp cận với dịch vụ tài chính phát triển sản xuất, kinh doanh để giảm nghèo, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và ổn định an ninh chính trị xã hội của đất nước. Là một Tổ chức tài chính vi mô tiêu biểu của Hội LHPN Việt Nam, TYM không thể đứng ngoài nhiệm vụ này.

Để cán bộ Hội hiểu sâu hơn về lĩnh vực tài chính vi mô nói chung và hoạt động của TYM nói riêng; định hướng chiến lược tài chính vi mô của Hội, trong tháng 5 và tháng 6/2018, TYM đã tổ chức 20 lớp tập huấn tại 20 chi nhánh cho 597 cán bộ Hội LHPN các xã/phường/thị trấn – nơi đang triển khai hoạt động của TYM. Trong khóa tập huấn này, đội ngũ lãnh đạo Hội phụ nữ cấp xã đã được trang bị các kiến thức cơ bản về nguyên tắc hoạt động, đặc điểm sản phẩm dịch vụ của tài chính vi mô, đặc biệt  là vai trò của tài chính vi mô đối với công tác xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, các học viên cũng được cung cấp các thông tin về hoạt động tài chính vi mô của Hội và quan điểm chỉ đạo của Hội đối với hoạt động tài chính vi mô, cụ thể: Hoạt động TCVM của Hội phải đảm bảo sự cân bằng giữa nâng cao tính “XÃ HỘI” và tính “BỀN VỮNG TÀI CHÍNH”; đảm bảo sự hài hòa trong việc sử dụng, phát huy lợi thế mạng lưới tổ chức Hội và tính chuyên nghiệp và cần được thống nhất ở từng cấp và tiến tới thống nhất trong toàn hệ thống Hội theo một chuẩn mực, quy trình tốt nhất; định hướng chiến lược về tài chính vi mô của Hội trong thời gian tới. Đặc biệt, hai nội dung khác quan trọng của khóa tập huấn là (1) hệ thống lại các sản phẩm dịch vụ TYM đang cung cấp, tập trung cập nhật những thay đổi về chính sách thay đổi của TYM về vốn vay, tiết kiệm và tương trợ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên; (2) phần xây dựng kế hoạch hoạt động theo các tiêu chí cụ thể của từng xã. Chi nhánh và lãnh đạo HPN các xã đã cùng kí kết kế hoạch hoạt động xây dựng chi tiết đến từng thôn nhằm thực hiện hoạt động của TYM và Hội hiệu quả.

Có thể nói, hoạt động tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Hội của TYM đã không còn xa lạ. Tuy nhiên với những nội dung được cụ thể như trên các cán bộ Hội cơ sở thật sự đã nhận thấy vai trò quan trọng của từng cán bộ trong việc thực hiện chiến lược tài chính vi mô của Hội mà cụ thể chính là hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với cán bộ TYM trong thời gian tới; thể hiện sự cấp thiết của việc cán bộ Hội cần nắm bắt rõ các quy định, chính sách của TYM. Từ đó mới có thể thực hiện công tác chỉ đạo cũng như hỗ trợ hoạt động TYM một cách hiệu quả nhất.

Trong giai đoạn 2018- 2020 Hội cũng xác định mục tiêu xây dựng và phát triển hoạt động TCVM chuyên nghiệp, hiệu quả, đóng vai trò chủ đạo trong ngành TCVM Việt Nam vì sự phát triển của phụ nữ thông qua nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt chú trọng phụ nữ nghèo, phụ nữ yếu, góp phần quan trọng vào mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Trong giai đoạn này, tại cấp Trung ương, Hội thực hiện sáp nhập TYM và Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo, tiếp tục hoàn thiện và phát triển Quỹ Hỗ trợ Tín dụng, Bảo hiểm vi mô, Trung tâm đào tạo TCVM. Ở cấp tỉnh và cơ sở một số hoạt động sẽ được thực hiện: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các Quỹ xã hội, đăng ký thành lập tổ chức TCVM chính thức từ 1 số Quỹ xã hội có đủ điều kiện. Giai đoạn thống nhất và phát triển (sau năm 2020) Hội sẽ Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ cho phép thành lập “Ngân hàng Tiết kiệm của Phụ nữ” với đặc thù riêng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và hoạt động của Hội (khi đủ điều kiện).

Chi nhánh Diễn Châu tập huấn hội phụ nữ xã – Nguồn: bộ phận đào tạo – phòng Tổ chức đào tạo

Khóa tập huấn cũng là nơi để cán bộ Hội phụ nữ cấp xã chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động tài chính vi mô tại cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TYM nói riêng, hoạt động Tài chính vi mô của Hội nói chung từ đó góp phần thực hiện nhiệm vụ 2 của Hội: Vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường tại địa phương.

Share

Tin tức gần đây

Trao tặng giải thưởng quốc tế Tôn vinh cán bộ cơ sở cho cán bộ TYM

Vừa qua, Nguyễn Thị Thanh Loan, cán bộ TYM tại Phòng giao …

Share
Đọc thêm tại đây
TYM mở rộng địa bàn hoạt động tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Ngày 20/08/2024, Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương (TYM) tổ …

Share
Đọc thêm tại đây
Đoàn cán bộ và khách hàng tổ chức CARD MRI đến thăm TYM

Trong hai ngày 07 và 08/8/2024, 17 cán bộ và khách hàng …

Share
Đọc thêm tại đây