Tọa đàm “Bất cập trong chính sách thuế đối với hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam”

09/11/2011

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy – Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm

Sáng 1/11/2011, tại Trụ sở chính, Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH MTV Tình Thương (gọi tắt là TYM) đã tổ chức toạ đàm về những vướng mắc, bất cập trong chính sách thuế đối với hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. 

Đến dự tọa đàm có đại diện Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Văn phòng chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Đài truyền hình Việt Nam, Thời báo Tài chính và Học viện Ngân hàng. Sau khi thảo luận, các đại biểu cùng thống nhất cho rằng đặc thù hoạt động của tài chính vi mô mà TYM là một điển hình là cung cấp tín dụng và các dịch vụ phi tài chính cho đối tượng là người nghèo nhằm thực hiện sứ mệnh xã hội là xóa đói, giảm nghèo. Vì vậy, sẽ rất bất cập trong các chính sách của Nhà nước nếu coi các tổ chức tài chính vi mô như những doanh nghiệp thương mại. Để duy trì hoạt động và không ngừng phát triển, các tổ chức tài chính vi mô –  rất cần được Nhà nước ưu đãi bằng những chính sách phù hợp, đặc biệt là lĩnh vực thuế.

Từ khi được cấp phép thành Tổ chức tài chính vi mô, TYM đã phải chịu mức thuế suất 25% như các doanh nghiệp thương mại. Với số tiền đóng thuế này TYM có thể hỗ trợ nhiều phụ nữ nghèo tiếp cận các dịch vụ tài chính vi mô bền vững.

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Thúy – Phó chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh: “19 năm qua TYM đã giúp hơn 80.000 chị em nghèo thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, điều đó đã thể hiện rõ sứ mệnh xã hội do Hội LHPN Việt Nam giao phó. Ngoài cung cấp vốn, tiết kiệm, bảo hiểm vi mô, TYM còn liên tục tổ chức các khoá đào tạo, giúp chị em nâng cao năng lực trong các lĩnh vực của cuộc sống, góp phần  vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Điều đáng mừng là vị thế của chị em không ngừng được cải thiện, nhiều chị em đã được bầu vào hội đồng nhân dân các cấp và giữ những vị trí quan trọng trong các đoàn thể tại địa phương. Song, từ khi thực hiện nghị định 28 và 165 của Chính phủ, trở thành tổ chức đầu tiên được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động, TYM gặp rất nhiều khó khăn do quy định của pháp luật đối với các tổ chức tài chính vi mô chưa hoàn thiện, đặc biệt là chính sách thuế. Vì vậy rất mong Đảng và Nhà nước quan tâm để khuyến khích, tạo động lực cho các tổ chức như TYM phát triển“.

Ông Nguyễn Văn Phụng – Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính đồng tình: “Các tổ chức tài chính vi mô rất xứng đáng được hưởng các ưu đãi về chính sách thuế như các tổ chức hoạt động xã hội hiện nay vì hoạt động của họ không phân chia lợi nhuận mà liên tục bù đắp để tăng nguồn vốn nhằm giúp đỡ được ngày càng nhiều phụ nữ nghèo trên khắp cả nước“.

Cùng ngày, các đại biểu đã đi thăm và tìm hiểu sâu hơn về hoạt động tài chính vi mô tại Chi nhánh Sóc Sơn, Chi nhánh Mê Linh (Hà Nội) và Chi nhánh Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Hy vọng sau chuyến thăm này, các cơ quan, ban ngành sẽ có những chuyển biến tích cực hơn trong việc ban hành và điều chỉnh chính sách thuế thực sự phù hợp, chắp cánh cho các “doanh nghiệp xã hội” hoạt động ngày càng hiệu quả vì người nghèo.

 

Diệu Hương

Share

Tin tức gần đây

TYM đạt 2 giải thưởng trong Liên hoan phim cộng đồng Quốc tế

Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương (TYM), Hội LHPN Việt …

Share
Đọc thêm tại đây
Nâng cao năng lực cho cụm trưởng năm 2024 tại TYM – Chi nhánh Hưng Yên

Ngày 22/11/2024, TYM – Chi nhánh Hưng Yên tổ chức đào tạo …

Share
Đọc thêm tại đây
Công nghệ số giúp TYM kịp thời hỗ trợ khách hàng vực dậy sau bão lũ

Việc phát triển hệ thống ngân hàng lõi CorePlus và app TYM …

Share
Đọc thêm tại đây
Trao tặng giải thưởng quốc tế Tôn vinh cán bộ cơ sở cho cán bộ TYM

Vừa qua, Nguyễn Thị Thanh Loan, cán bộ TYM tại Phòng giao …

Share
Đọc thêm tại đây