Doanh nhân vi mô học kỹ năng công nghệ số để tồn tại trong bối cảnh dịch Covid-19

05/08/2021

Nâng cao năng lực công nghệ số cho thành viên TYM” là chương trình được TYM hợp tác với Văn phòng đại diện Quỹ Châu Á tại Việt Nam. Chương trình nằm trong khuôn khổ dự án khu vực sáng kiến “Go Digital ASEAN” do Google.org hỗ trợ ở 10 quốc gia ASEAN thông qua đơn vị tiếp nhận viện trợ là Quỹ châu Á. Với phụ nữ, từ nhiều năm nay TYM đã hỗ trợ thông qua tín dụng, tiết kiệm kết hợp nâng cao năng lực để giảm nghèo và phát triển kinh tế. Ngày nay, sự dịch chuyển sang công nghệ số dẫn tới nhiều thay đổi trong đời sống và công việc sản xuất, kinh doanh, mà họ không thể lập tức thích ứng. Vì vậy, giúp họ nắm bắt kiến thức mới về công nghệ số, thay đổi nhận thức và ứng dụng vào đời sống là điều vô cùng cần thiết nhất là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Báo Vietnamnews.vn đã có bài viết sau hơn 1 năm chương trình được thực hiện:

Một giảng viên từ TYM hướng dẫn các học viên cách sử dụng Zalo tại một buổi đào tạo ở Thái Nguyên. – Ảnh do TYM cung cấp

Tại các khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ của Việt Nam, Chương trình Go Digital ASEAN đã giúp hàng nghìn doanh nhân vi mô, nâng cao khả năng sử dụng các ứng dụng số để tiếp thị sản phẩm bằng hình thức trực tuyến và tiếp cận các thông tin về doanh nghiệp và mạng lưới để quản lý và mở rộng doanh nghiệp của họ tốt hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Chị Vũ Thị Anh Thơ, chủ cửa hàng đồng hồ ở thành phố Nam Định chia sẻ với Vietnam News: “Trước khi có dịch Covid-19, tôi có một lượng khách ổn định mua sắm tại cửa hàng. Khi giãn cách xã hội thì khách hàng không thể tới trực tiếp mua hàng vì thế, thu nhập của gia đình tôi đã bị giảm đáng kể.”

“Tôi đã học được nhiều điều từ chương trình đào tạo, nhưng lợi ích lớn nhất của tôi là tăng doanh số bán sản phẩm của mình thông qua thương mại điện tử, điều mà trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ đến.”

“Một bài học cụ thể về các kênh thương mại điện tử đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi vì nó cung cấp cho tôi những ý tưởng kinh doanh về việc sử dụng các kênh kỹ thuật số khác nhau để quảng bá sản phẩm và tăng thu nhậptrong bối cảnh dịch Covid-19.

“Tôi đã bắt đầu sử dụng các trang như Lazada và Shopee để bán sản phẩm của mình. Tôi đã thu hút được một lượng khách hàng đáng kể thông qua các ứng dụng này và tôi cũng biết cách tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng trực tuyến an toàn.
“Tôi muốn mở rộng bán hàng trực tuyến của mình thông qua nhiều kênh kỹ thuật số hơn như Zalo và Tiki, đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm hơn để thu hút và phục vụ khách hàng tốt hơn”.

Trao đổi với Việt Nam News, chị Nguyễn Thị Chuân – một học viên của chương trình với nghề làm ruộng, chế biến và bán cá ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, cho biết trước đây chị chỉ bán sản phẩm của mình trong xã hoặc các khu vực lân cận. “Thông qua chương trình đào tạo, tôi đã học được cách làm video để quảng cáo sản phẩm của mình trên Facebook và Zalo. Vì vậy khách hàng ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc và phía Nam trong đó có Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đều biết đến sản phẩm của tôi và đặt hàng. Thu nhập của gia đìnhnhờ vậy đã tăng lên tương ứng. Chương trình đào tạo rất hữu ích và giúp tôi hiểu về công nghệ số nhiều hơn. Từ đó tôi có thể tương tác tốt hơn với khách hàng, biết phản hồi của họ. Tôi cũng nắm được thông tin về thị trường và mở rộng quy mô bán hàng của mình.”

Chị Vũ Thị Bình ở thành phố Bắc Giang cho biết: “Gia đình tôi bán bún, bánh đa. Hầu hết khách hàng của tôi đã áp dụng công nghệ vào cuộc sống rồi. Vì vậy tôi cũng phải dần quen với công nghệ thôi. Sau khóa đào tạo, chúng tôi đã học được các phương pháp và cách thức quảng cáo sản phẩm, đồng thời đăng hoặc viết nội dung hợp lý để quảng bá sản phẩm. Nhờ những bài đăng và giới thiệu sản phẩm trên mạng, khách hàng của tôi đã liên hệ và đặt hàng. Tôi rất hào hứng.”
Họ nằm trong số gần 65.000 doanh nhân và thanh niên chưa có việc làm ổn đỉnh ở Việt Nam đã được hưởng lợi từ dự án Go Digital ASEAN.

Được sự chấp thuận của Uỷ ban điều phối ASEAN về Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, dự án đã được thực hiện bởi Quỹ châu Á, với sự hỗ trợ từ Google.org. Mục tiêu tổng thể của Dự án Go Digital ASEAN là mở rộng các cơ hội kinh tế trong các nước thành viên ASEAN và giảm thiểu các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng COVID-19 thông qua việc trang bị các kỹ năng công nghệ thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ và thanh niên chưa có việc làm ổn định, đặc biệt là ở vùng nông thôn, hẻo lánh.

Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm 99% tổng số doanh nghiệp trong khu vực và sử dụng hơn 80% lực lượng lao động, nhưng phần lớn chủ doanh nghiệp nhỏ và thanh niên chưa có việc làm ổn định ở các vùng nông thôn sử dụng điện thoại thông minh để liên lạc và giải trí hơn là để kinh doanh.

Được triển khai cách đây một năm, dự án có mục tiêu đào tạo lên đến 200.000 cá nhân trong khu vực, 60% trong số đó là phụ nữ để mở rộng sự tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số và tạo ra một khu vực ASEAN hòa nhập hơn.

Ông Filip Graovac, Phó đại diện Quỹ Châu Á tại Việt Nam cho biết: “Với sự hỗ trợ từ các đối tác của chúng tôi (Tổ chức Tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương và Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Vietnet), chương trình đã diễn ra rất thành công tại Việt Nam. Đến tháng 6/2021, chúng tôi đã đào tạo 65.000 doanh nhân và thanh niên chưa có việc làm ổn định, 80% trong số đó là phụ nữ, ở các vùng phía Bắc và Bắc Trung Bộ về các kỹ năng kỹ thuật số như tìm kiếm việc làm trực tuyến, tiếp thị truyền thông xã hội cơ bản và an toàn và bảo mật trực tuyến”.
Marija Ralic, trưởng nhóm APAC, Google.org, cho biết: “COVID-19 chắc chắn đã tác động trực tiếp đến hàng triệu người và khiến cho hàng tỷ người khác cũng chịu ảnh hưởng bởi tác động của nó đến nền kinh tế khu vực. Các báo cáo chỉ ra rằng hơn 81 triệu người đã mất việc làm tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, với 25 triệu người khác bị giảm thu nhập xuống mức nghèo đói, và số người này đang tiếp tục tăng lên. Nền kinh tế sẽ còn tiếp tục gặp nhiều thách thức, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và nhu cầu về các kỹ năng mới. Trong bối cảnh đó, chúng tôi nhận ra công nghệ có thể giúp mọi người tìm việc, duy trì hoạt động kinh doanh và học hỏi các kỹ năng mới. Khi đại dịch hoành hành, chúng tôi nỗ lực tập trung vào cứu trợ và phục hồi kinh tế bằng cách hỗ trợ các chương trình đào tạo công nghệ số và nâng cao kỹ năng nhằm mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.”

“Cũng giống như chương trình Go Digital ASEAN, sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức phi lợi nhuận, khu vực công và các cơ quan chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại đại dịch”.

Ông Graovac cho biết: “Trong khi công nghệ đã trao quyền cho hàng trăm triệu người trên khắp Đông Nam Á, thì nhiều người khác đang phải vật lộn để tồn tại và đang khẩn trương tìm cách điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ để tiếp cận các thị trường mới. Làm chủ bối cảnh kỹ thuật số mới ngày càng trở nên quan trọng đối với tương lai của nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam. Quỹ Châu Á và các đối tác sẽ tiếp tục điều hành chương trình và đào tạo thêm 16.650 người nữa trong năm nay. Chúng tôi nhận thức rằng nhu cầu về các kỹ năng công nghệ số, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng Covid-19, là rất cao.”

Nguồn: vietnamnews.vn

Dịch bởi TYM

Share

Tin tức gần đây

NGÀY TIẾT KIỆM THẾ GIỚI| 8 cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho một gia đình

Tiết kiệm tiền là một thói quen cần thiết mà mỗi cá …

Share
Đọc thêm tại đây
TYM hướng tới hỗ trợ khách hàng hội nhập quốc tế

Thời gian qua, bên cạnh việc hỗ trợ phụ nữ phát triển …

Share
Đọc thêm tại đây
Thư mời cung cấp dịch vụ kiểm toán

Kính gửi: Quý Công ty Kiểm toán TYM đang thực hiện quy …

Share
Đọc thêm tại đây
Thông báo thay đổi địa điểm TYM – Chi nhánh Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, PGD số 01

Căn cứ thông tư số 19/2019/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt …

Share
Đọc thêm tại đây