Cơ hội để phụ nữ tham gia vào nền kinh tế số

16/12/2020

Từ cuối năm 2019, TYM và Văn phòng đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam đã bắt đầu thực hiện chương trình Nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ số cho khách hàng TYM

Hiện nay, có 200 nghìn doanh nghiệp do nữ đang làm chủ, đối với hộ kinh doanh có trên 5 triệu hộ do phụ nữ làm chủ. Điều đó cho thấy phụ nữ đang có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.

Để phát triển doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp do nữ làm chủ, cần nhiều chính sách để thúc đẩy, trong đó, việc đào tạo cho phụ nữ có thể ứng dụng công nghệ thông tin là vô cùng quan trọng.

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đối số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có khả năng vươn ra thế giới.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 vừa qua, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo ASEAN đã họp phiên đặc biệt với chủ đề tăng quyền năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên số. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước tạo môi trường thuận lợi để phụ nữ phát huy năng lực sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong khởi nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và kinh doanh.

Một buổi tập huấn công nghệ của TYM cho các hội viên

Tuy nhiên, các con số cho thấy việc tiếp cận với dịch vụ tài chính hiện đại ở Việt Nam và các nước đang phát triển vẫn còn khiếm tốn, do nhận thức của người dân về vấn đề này chưa được đầy đủ. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 đã tác động nặng nề đến các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh do nữ làm chủ. Họ phải đối mặt với nhiều rào cản và thách thức, một trong số đó là không đủ khả năng và kỹ năng sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến và chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến để vượt qua khủng hoảng.

TYM đã cùng với Văn phòng đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam thiết kế bài giảng và xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến cho thành viên TYM

Nắm bắt được vai trò quan trọng của công nghệ số trong thời đại hiện nay đối với xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ do nữ làm chủ và hộ kinh doanh gia đình, Tổ chức Tài chính Vi mô TNHH MTV Tình Thương (TYM) đã triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao năng lực cũng như tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận công nghệ số.

Ứng dụng công nghệ mới trong kinh doanh giúp phụ nữ thành công hơn

Từ cuối năm 2019, TYM và Văn phòng đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam đã bắt đầu thực hiện chương trình Nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ số cho khách hàng TYM. Mục tiêu của chương trình là mở rộng cơ hội kinh tế và sự tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số cho các cộng đồng yếu thế, đặc biệt các doanh nghiệp siêu nhỏ do nữ làm chủ và hộ kinh doanh gia đình ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa bằng cách trang bị cho họ các kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) quan trọng. Chương trình này nằm trong khuôn khổ dự án khu vực sáng kiến “Go Digital ASEAN” do Google.org hỗ trợ ở 10 quốc gia ASEAN. Theo đó, TYM đã cùng với Văn phòng đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam thiết kế bài giảng và xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến cho thành viên TYM.

Hội thảo “Nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ số cho khách hàng tài chính vi mô góp phần mở rộng cơ hội kinh doanh và việc làm đối với phụ nữ” do TYM phối hợp với Quỹ châu Á tổ chức tại Hà Nội

Nội dung đào tạo được chia nhỏ thành 21 bài giảng tập trung vào 3 chủ đề lớn: Mạng internet và ứng dụng cơ bản, Bán hàng trực tuyến và An toàn sử dụng Internet. Nội dung này được các chị em phụ nữ đánh giá là khá dễ hiểu và thiết thực với họ.

Bà Vũ Thị Bình – thành viên TYM tại Bắc Giang hiện đang kinh doanh mặt hàng đặc sản bánh đa, mỳ chũ cho biết: “Các khách hàng của tôi giờ đây cũng đã dùng công nghệ số rất nhiều vì vậy tôi cũng phải thay đổi. Nhờ các lớp học của TYM, tôi đã biết cách đăng hàng bán trên internet và đã nhận được những đơn hàng online đầu tiên”.

Theo bà Trần Thị Tuyết Nhung – Phó Tổng Giám đốc TYM, chương trình này đào tạo này bước đầu đã mang lại kết quả vô cùng khả quan. Đối với cán bộ TYM, 100% cán bộ tại chi nhánh được đào tạo. Đối với khách hàng TYM, 64.900 khách hàng và chồng, con khách hàng được đào tạo nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ số. Trong đó khách hàng của TYM chiếm 80%; chồng và con khách hàng chiếm 20%; hộ kinh doanh gia đình chiếm 78%; thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 25, chưa có việc làm ổn định chiếm 22%.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Tổng Giám đốc Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Một thành viên Tình thương (TYM)

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Tổng Giám đốc TYM hy vọng thông qua chương trình này, các chị em trực tiếp được thụ hưởng chương trình sẽ giúp thêm nhiều chị em, hộ gia đình khác có thêm kiến thức về công nghệ số, từ đó hỗ trợ thêm được nhiều phụ nữ tự mình tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tạo việc làm. Tạo cơ hội cho nhiều phụ nữ tự tìm kiếm được cơ hội kinh doanh và việc làm, đồng thời giúp họ có kiến thức về công nghệ số, TYM đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị Hội LHPN Việt Nam giao và góp phần tích cực vào việc thúc đẩy việc chuyển đổi số quốc gia.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Share

Tin tức gần đây

Công nghệ số giúp TYM kịp thời hỗ trợ khách hàng vực dậy sau bão lũ

Việc phát triển hệ thống ngân hàng lõi CorePlus và app TYM …

Share
Đọc thêm tại đây
Thông báo thay đổi địa điểm TYM – Chi nhánh Đô Lương, Nghệ An

Căn cứ thông tư số 19/2019/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt …

Share
Đọc thêm tại đây
Thông báo thay đổi địa điểm TYM – Chi nhánh Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, PGD số 01

Căn cứ thông tư số 19/2019/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt …

Share
Đọc thêm tại đây
Đoàn khách hàng và cán bộ CARD MRI đến thăm TYM

Ngày 17/7/2023, 21 cán bộ và khách hàng Các tổ chức Tương …

Share
Đọc thêm tại đây
|MẸ ĐỠ ĐẦU| Người mẹ thứ hai của cô bé mồ côi

Qua chương trình Mẹ đỡ đầu do Trung ương Hội LHPN Việt …

Share
Đọc thêm tại đây