COVID -19: Làm thế nào để tài chính vi mô vượt qua cơn bão sắp tới?

01/04/2020

Tác giả: Greta Bull, Timothy Ogden (bài viết được đăng 25/03/2020 trên trang https://www.cgap.org)

 

COVID-19 chắc chắn đã xuất hiện ở các nước đang phát triển. Hàng trăm trường hợp đã được báo cáo trên khắp châu Mỹ Latinh và Nam Á, và hiện có ít nhất 30 quốc gia ở châu Phi cận Sahara báo cáo dịch. Nam Phi và Ấn Độ đều tuyên bố hôm qua rằng họ sẽ bị phong tỏa trong ba tuần và những người khác có thể sẽ sớm làm theo. Với các hệ thống chăm sóc sức khỏe không được trang bị đầy đủ để đối phó với đại dịch, có nhiều lý do để tin rằng ảnh hưởng của virus ở các quốc gia này sẽ còn gây hại nhiều hơn ở các nước phát triển, với tỷ lệ tử vong cao hơn.

Các quốc gia mà virus tấn công trước tiên đã nhận ra sự tàn phá của căn bệnh và việc đóng cửa nền kinh tế – hệ quả của dịch bệnh, có thể phá hủy các doanh nghiệp nhỏ, các tổ chức tài chính phục vụ họ và cho toàn bộ nền kinh tế của họ. Các câu hỏi đang được tranh luận ở các quốc gia này không phải là về việc có cần hành động khẩn cấp hay không mà là mức độ phản ứng trước bệnh dịch.
Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta thấy rất ít bằng chứng cho thấy cộng đồng tài chính vi mô toàn cầu đã nhận thức đầy đủ về cuộc khủng hoảng khi virus này chủ yếu lây truyền ở các nước kém phát triển. Khi cộng đồng quốc tế huy động nguồn lực để đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19, chúng ta cần thực hiện các bước ngay bây giờ để đảm bảo ngành công nghiệp toàn cầu cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo nhất không bị bỏ lại phía sau.

Hãy dành một chút thời gian để xem xét chỉ một vài yếu tố về cuộc khủng hoảng kinh tế sắp xảy ra mà ngành công nghiệp phải đối mặt và những hệ lụy có thể xảy ra đối với khách hàng nghèo:

  1. Ngay cả trước khi virus đến miền nam địa cầu, các điều kiện kinh tế vĩ mô đã xuống cấp đủ nhanh gây ra những cú sốc nghiêm trọng cho nhiều nền kinh tế đang phát triển. Giá tài nguyên thiên nhiên giảm mạnh khi nhu cầu toàn cầu giảm và Trung Quốc đóng cửa các nhà máy của họ. Ngành may mặc toàn cầu về cơ bản đã dừng lại. Lao động nhập cư đang mất việc hoặc bị đuổi về nhà, và dòng chuyển tiền quốc tế dường như đang giảm mạnh. Vốn đang chuyển hóa thành tài sản an toàn khi thị trường chứng khoán đã sụp đổ. Du lịch và lữ hành đã khựng lại. Người nghèo là một trong những người đầu tiên cảm thấy tác động này.
  2. Cách duy nhất để ngăn chặn tỷ lệ lây nhiễm là giãn cách xã hội, và nhiều nước đang phát triển đang thực hiện các chính sách kiểm dịch theo một cách nào đó để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Những chính sách này có thể sẽ kém toàn diện hơn so với ở Singapore hoặc Hàn Quốc, nhưng dù sao chúng cũng sẽ có tác động tàn phá đến khả năng của người nghèo duy trì sinh kế. Một nghiên cứu gần đây về dịch Ebola đã kết luận rằng khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các công ty phi nông nghiệp đô thị không chính thức – về cơ bản, chiếm phần lớn những người vay tài chính vi mô trên toàn cầu.
  3. TC TCVM phục vụ 140 triệu người thu nhập thấp trên toàn thế giới bằng các dịch vụ tiết kiệm và tín dụng, theo dữ liệu của MIX. Tính đến năm 2018, giá trị dư nợ đầu tư tín dụng của họ là 124 tỷ đô la. Khách hàng của họ là 80% phụ nữ và 65% sống ở nông thôn. Họ là một trong những phân khúc nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất của nhiều xã hội. Mặc dù các tổ chức tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động tạo thu nhập cho người nghèo, nhưng những con số này chưa thể hiện đầy đủ số tiền vay nợ của người nghèo. Các hợp tác xã, công ty fintech và công ty thanh toán (PAYGo) cũng đóng vai trò quan trọng.
  4. Ngành tài chính vi mô đòi hỏi tỷ lệ trả nợ cao. Tỷ lệ trả nợ giảm từ 95 xuống chỉ còn 85% sẽ khiến nhiều TCTCVM mất khả năng thanh toán trong vòng chưa đầy một năm và chúng tôi thấy rủi ro đáng kể là tỷ lệ trả nợ có thể giảm nhiều hơn khi người vay phải vật lộn để kiếm tiền trang trải cuộc sống trong bói cảnh thu nhập giảm sốc. Các cuộc khủng hoảng tài chính vi mô trong quá khứ có một bài học quan trọng: khi tỷ lệ trả nợ giảm, nó làm rất nhanh. Ngoài ra, các mô hình kinh doanh đòi hỏi tương tác cao với khách hàng có thể phải đối mặt với những thách thức hơn nữa khi các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện.

Một số nhà quan sát đã chỉ ra rằng tài chính vi mô đã chịu đựng những khủng hoảng trước đó, và chắc chắn có những bài học có thể học được từ lịch sử này. Và chúng ta có thể dự đoán rằng cuộc khủng hoảng này sẽ tác động đến các hộ gia đình, tổ chức và quốc gia khác nhau. Nhưng chúng ta chưa từng chứng kiến sự gián đoạn thị trường trên quy mô lớn như thế này trong lịch sử tài chính vi mô. Chúng tôi đương nhiên hy vọng rằng chúng tôi đã sai về những tác động tàn phá mà COVID-19 có thể gây ra đối với các nước đang phát triển, đối với nền kinh tế của họ, đối với những công dân nghèo nhất của họ – những người mà tài chính vi mô được tạo ra để phục vụ. Nhưng chúng tôi không nghĩ rằng chúng tôi dự đoán sai đâu.

Nếu ngành tài chính vi mô sống sót sau đại dịch, chúng ta cần coi COVID-19 là mối đe dọa cơ bản cho ngành này. Chúng tôi cần mọi bộ phận của ngành bắt đầu huy động nguồn lực, giảm bớt các điều khoản nợ mà các tô chức tài chính vi mô với vai trò bên vay vốn không thể đáp ứng, giữ cho TCTCVM khả năng thanh toán và chuẩn bị tái cấp vốn để họ có thể tiếp tục cho vay đến khách hàng và đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi nền kinh tế khi cuộc khủng hoảng suy thoái.
Điều đó có thể cụ thể như thế nào?

  1. Các nhà đầu tư xã hội nên xem xét tạm thời đình chỉ và hoàn trả các khoản nợ tồn đọng của họ cho TCTCVM, bỏ bớt các điều khoản trả nợ và nới lỏng các điều kiện mà họ có thể đã áp dụng như tỷ lệ trả nợ, giá trị tài sản ròng và tỷ lệ an toàn vốn.
  2. Nhiều ngân hàng trung ương đã lên kế hoạch cung cấp hỗ trợ thanh khoản đáng kể cho các lĩnh vực tài chính của họ bằng cách giảm tỷ lệ yêu cầu dự trữ ở các quốc gia áp dụng các tỷ lệ này. Chúng tôi lo ngại rằng các công ty cho vay tài chính vi mô hoạt động như các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể không nhận được sự cứu trợ mà họ cần trong nỗ lực rộng lớn hơn để củng cố lĩnh vực tài chính. Mặc dù các tổ chức này không đại diện cho rủi ro hệ thống ở bất kỳ thị trường nào, nhưng việc không đưa chúng vào các biện pháp cứu trợ do chính phủ hỗ trợ sẽ từ chối họ sự hỗ trợ mà họ rất cần để tiếp tục hoạt động.
  3. Chính phủ cũng nên hỗ trợ các phương tiện để giảm đi lại và tương tác trực tiếp trong tài chính vi mô và thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các kênh kỹ thuật số. Điều này bao gồm cho phép sử dụng chữ ký điện tử và giải ngân khoản vay trên cơ sở sinh trắc học và phê duyệt các khoản tín dụng từ xa. Giới hạn đối với các giao dịch kỹ thuật số có thể được tăng lên và lệ phí được miễn hoặc giảm, vì M-Pesa gần đây đã tuyên bố sẽ làm ở Kenya. Khi các chính phủ xem xét cung cấp cứu trợ trực tiếp cho công dân thu nhập thấp, các giới hạn quy định đối với các giao dịch di động và các yêu cầu KYC (thông tin khách hàng) liên quan có thể cần được nới lỏng tạm thời, vì vậy mọi người có thể được chuyển nhanh chóng sang các nền tảng kỹ thuật số và tài nguyên có thể rót vào cho họ.
  4. Các tổ chức tài chính phát triển, đa phương và song phương nên nghiên cứu các cuộc khủng hoảng tài chính trước đó để xem xét cách cấu trúc các gói cứu hộ cho TCTCVM, bao gồm các bài học kinh nghiệm trong việc mua các danh mục cho vay, tạo ra các cơ sở hỗ trợ tài chính khu vực và tạo điều kiện cho sáp nhập. Đây là thời gian để các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hỗn hợp và đặc biệt là vốn của nhà tài trợ đẩy mạnh.
  5. TCTCVM có thể bị buộc phải đưa ra quyết định khó khăn về cách hỗ trợ khách hàng của họ bằng cách tạm dừng trả nợ, cơ cấu lại các khoản vay hiện có và cung cấp thanh khoản cho khách hàng của họ để quản lý khủng hoảng. Có một rủi ro là một số chính phủ có thể đưa ra các quyết định này cho người cho vay bằng cách áp dụng các ngày nghỉ thanh toán mà không xem xét cẩn thận tác động đối với người cho vay, và ngành cần phải chuẩn bị để đối mặt với thách thức này nếu nó phát sinh.

Nếu các giải pháp dễ dàng, đây sẽ không phải là một cuộc khủng hoảng. Có vẻ như nếu không có sự hỗ trợ và hành động phối hợp đáng kể, nhiều TCTCVM sẽ gặp nguy hiểm trong cơn bão sắp tới. Câu hỏi đặt ra là: những bước nào chúng ta có thể thực hiện ngay bây giờ để đảm bảo ngành TCVM tồn tại và có thể đóng góp cho sự phục hồi kinh tế cuối cùng? Nếu không chịu trả lời những câu hỏi khó và bắt đầu lập sẵn kế hoạch cho COVID-19, thì đói nghèo sẽ không chịu nằm yên trong bảo tàngmà chính ngành tài chính vi mô hiện đại sẽ chỉ còn được thấy ở bảo tàng mà thôi.

Đó là lý do tại sao chúng tôi triệu tập các đối tác từ khắp nơi trên thế giới để giải quyết vấn đề này với sự cấp bách mà nó đòi hỏi. CGAP, với sự giúp đỡ của tổ chức Sáng kiến ​​tiếp cận tài chính, sẽ tổ chức các cuộc thảo luận với các bộ phận khác nhau của ngành tài chính bao trùm trong những ngày tới để biết cuộc khủng hoảng đang ảnh hưởng đến họ như thế nào và họ đang làm gì để giúp dự đoán và giảm thiểu tác động của sự sụt giảm kinh tế – một việc cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus. Chúng tôi đang thu thập thông tin về các quyết định của các nhà hoạch định chính sách ở các nước trên thế giới để hiểu những tác động mà chính sách của họ có thể có đối với TCTCVM và công ty fintech bao trùm. Và chúng tôi đang liên hệ với các nhà đầu tư và các nhà tài trợ để hiểu cách họ dự định hỗ trợ ngành tài chính vi mô để vượt qua một cuộc khủng hoảng không phải do họ tạo ra. Chúng tôi đã mở một cổng thông tin trên Cổng FinDev để nghe thông tin từ ngành tài chính bao trùm và khuyến khích bạn chia sẻ thông tin và giúp cho tiếng nói của bạn được lắng nghe.

Ngành tài chính vi mô toàn cầu được xây dựng thông qua hành động tập thể, tập hợp các nhà cung cấp, nhà tài trợ, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách, học giả và các học viên khác để cung cấp các dịch vụ tài chính bao trùm cho người nghèo thế giới. Cùng nhau, chúng tôi đã đạt được nhiều thành tựu. Bây giờ chúng ta cần huy động mọi nỗ lực trong ngành TCVM để vượt qua cuộc khủng hoảng này và bảo toàn những thafh tựu khó khăn lắm mới giành được trong bốn thập kỷ qua. Hàng trăm triệu người nghèo trên toàn cầu dựa vào tài chính bao trùm để vay, tiết kiệm và gửi tiền đang trông cậy vào chúng ta.

Share

Tin tức gần đây