Thành viên: Hoàng Thị Thành

Tuổi: 49

Sống tại: Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Vốn vay thay đổi cuộc sống

Rất nhiều phụ nữ ở Việt Nam vay vốn vi mô trước đây chưa bao giờ được tiếp cận với các nguồn vốn của ngân hàng thương mại và chưa được đào tạo chính thức về vốn vay. Vì vậy vay vốn của TYM là bước đầu tiên thay đổi cuộc sống của họ. Chị Hoàng Thị Thành – thành viên TYM – chi nhánh Phúc Yên, Vĩnh Phúc là một điển hình như vậy, khi vay lần đầu tiên tại TYM vào năm 2001, chị không nghĩ rằng chị sẽ nhận được giải thưởng Doanh nhân vi mô do Quỹ Citi-Việt Nam trao tặng sau mười năm trở thành thành viên TYM.

Nhà chị Hoàng Thị Thành đang nhộn nhịp sản xuất khi chúng tôi đến phỏng vấn. Chúng tôi nhanh chóng quan sát thấy nhà chị hiện tại có một chuồng lợn lớn, một chiếc xe tải nhỏ, những bao thức ăn gia súc công nghiệp được xếp chồng cao đầy sân, những máy móc lớn cùng rất nhiều gà con và những chú chó. Chị Thành là một người phụ nữ rất năng động: Chị là mẹ của bốn người con, một người vợ, một bà chủ trang trại gà, một cụm trưởng, và là một phụ nữ nông thôn đạt giải thưởng Doanh nhân vi mô.

Chị Thành quyết định tham gia TYM sau khi đã được một cán bộ kỹ thuật đến thăm hỏi vào năm 2001. Vào thời điểm đó, chị đang buôn bán nhỏ ở ngoài chợ và nuôi gà với mức thu nhập vô cùng hạn hẹp. Vay được vốn tín chấp của TYM dường như là một cơ hội tốt để chị tiến lên phía trước.

Trong những năm đầu tiên của mình tại TYM, chị đã tham gia các chuyến tham quan học tập để tìm hiểu về các mô hình kinh doanh và cũng đã được đào tạo của TYM. Hôm nay, chị Thanh vừa là cụm Trưởng tại TYM, vừa là chi hội phó Hội Phụ nữ.

Năm 2006, chị bắt đầu chuyển đổi kinh doanh sang chăn nuôi gia cầm. Chị nói rằng thách thức lớn nhất vào thời điểm đó quản lý dòng tiền mặt: “Tôi luôn vay mức cao nhất có thể để có thể duy trì và phát triển cơ sơ sản xuất kinh doanh. Để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, tôi đã vay vốn từ TYM và các ngân hàng thương mại tổng cộng 30 triệu đồng”.

Sau một thời gian mô hình chăn nuôi trở nên hiệu quả, chị quyết định đẩy mạnh sản xuất bằng cách chuyển đổi mô hình trang trại sang lồng ấp trứng và bán gà giống Đây là một mô hình phức tạp và tự chị đã phải đi xa nhà hai năm để học nghề, chị nói: “Tôi đã làm việc rất chăm chỉ để học và trang trải chi phí học nghề này và. Tôi cũng phải ở lại trang trại nơi học suốt cả tuần. Vợ chồng tôi gặp nhau vào cuối tuần và anh ấy mang gà giống đi bán tại. Đó là những ngày khó khăn vất vả của gia đình chúng tôi”.

Sau khi học nghề ấp trứng tại Hà Nội, đôi vợ chồng đã quyết định dành thời gian để tập trung đầu tư kinh doanh. Chị giải thích: “Trong năm 2011 chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền để mua lồng ấp. Chúng tôi phải đợi một tháng để trứng nở trước khi chúng tôi có thể bán gà.Thậm chí chúng tôi phải chấp nhận cho khách hàng trả sau. Việc này đôi khi rất phức tạp bởi vì phải mất khá nhiều thời gian chúng tôi mới nhận được lợi nhuận từ việc kinh doanh của mình. Chúng tôi cảm thấy rất áp lực về mặt tài chính.

Và cuối cùng những nỗ lực của vợ chồng chị cũng được ghi nhận khi chị được Quỹ Citi trao tặng giải thưởng Doanh nhân vi mô. Chị vui mừng chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và vinh dự khi được nhận giải thưởng – vì trước đây tôi chưa bao giờ đạt được một giải thưởng nào. Họ trao cho tôi 9 triệu đồng, và tôi đã dùng khoản tiên này để đầu tư vào kinh doanh. ”

Ngoài lợi ích được tiếp cận tài chính, tham gia thành viên TYM có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân chị: “Mối quan hệ của tôi với cộng đồng được mở rộng rất nhiều kể từ khi tôi tham gia Quỹ. Tôi có thêm được nhiều bạn bè và những người làm cùng nghề  mới từ cụm và chị em trong cụm luôn hỗ trợ nhau. Chúng tôi hỗ trợ nhau trong các vấn đề kinh doanh bất cứ khi nào có thể. Đó là một lợi thế khi tham gia TYM. Bất cứ khi nào tôi nói chuyện với các chị em về những lợi ích mà tài chính vi mô mang lại, tôi luôn nhắc đến sự hỗ trợ hết mình từ các cán bộ TYM và các thành viên khác.”

Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên hiện tại chị Thành đang vay vốn đầu tư với mức 70 triệu đồng thời chị cũng đang gửi 2 khoản tiết kiện có kỳ han tại TYM. Chị chia sẻ hiện tại ngoài vay vốn ở TYM, chị không cần phải vay thêm của bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác

Hiện tại nhà chị Thành có 4 lồng ấp với năng suất 28.000 quả trứng/tháng. 2 vợ chồng bán buôn gà giống tại địa phương và cho các tỉnh khác. Trại gà của anh chị thuê 2 người làm. Theo anh chị, đây là một công việc nặng nhọc nhưng mang lại lợi nhuận cao. Chị nói: “Ấp trứng cho nở và để gà lớn mất 31 ngày. Hai tuần một lần chúng tôi phải di chuyển để đảm bảo rằng mọi việc suôn sẻ. Nếu Chúng tôi ấp 20.000 quả trứng chúng tôi sẽ có 16.000 gà con. Ngoài nuôi gà, chúng tôi còn nuôi 40 con lợn.”

Mặc dù rất thành công trong kinh doanh, chị Thanh rất khiêm tốn: “Chồng tôi sinh ra từ một gia đình nghèo và có đông anh em. Khi kết hôn chúng tôi đã sống trong một ngôi nhà rất nhỏ và không được tiếp cận với bất cứ nguồn tín dụng nào để làm kinh tế cũng như có cơ hội thay đổi cuộc sống. Bởi Trước khi TYM vào hoạt động tại thôn, chúng tôi không thể vay vốn mà không có tài sản thế chấp.. Thách thức lớn nhất của chị em chúng tôi là thiếu vốn. Địa bàn chúng tôi sinh sống vẫn là vùng nông thôn, điều đó có nghĩa là phụ nữ nghèo phụ thuộc vào nghề nông để sống qua ngày.”

Chị Thành cảm thấy rất lạc quan về tương lai của mình và luôn mong muốn giúp đỡ các chị em cùng trang lứa trong cộng đồng. Chị nói: “Trong tương lai, tôi nghĩ TYM nên cho các doanh nhân vay mức vốn cao hơn với lãi suất cạnh tranh hơn và điều kiện vay thuận lợi hơn để khuyến khích phụ nữ trở thành doanh nhân.

Share

04/04/2018